Hội chứng mệt mỏi mãn tính ở người lớn tuổi
Nhiều người cao tuổi thường phàn nàn “mệt mỏi\" hoặc \"kiệt sức\" khi đi khám bệnh. Mệt mỏi thường là một triệu chứng của một số bệnh như ung thư, bệnh tim, bệnh phổi mãn tính, suy giáp, bệnh đa xơ cứng, trầm cảm, rối loạn lo âu và viêm khớp dạng thấp.
Tin liên quan
Tuy nhiên, đối với nhiều người lớn tuổi, không có lời giải thích sinh lý hay tâm lý được xác định, và nó là một hội chứng mà người già phải cố gắng đối phó trong cuộc sống hàng ngày.
The hội thảo về hội chứng mệt mỏi ở người cao tuổi do Viện Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ (NIA) tổ chức, tỷ lệ mệt mỏi trong các nghiên cứu được công bố khoảng từ 5% đến gần 50%, nữ gấp hơn 1,2 - 2,3 lần so với nam giới. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi mãn tính.
Người mắc CFS có biểu hiện gì?
Những người bị CFS thường cảm thấy mệt mỏi, không thể làm được các hoạt động bình thường hàng ngày, ngay cả khi nghỉ ngơi nhiều hơn. Phụ nữ mắc gấp đôi nam giới, hay gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể kéo dài một tháng, một vài năm, hoặc nhiều năm. Đôi khi các triệu chứng có thể đến và đi một cách tự nhiên.
Người bệnh thường có các dấu hiệu: mệt mỏi nghiêm trọng xảy ra đột ngột, đặc biệt là sau khi bị cúm; Sốt nhẹ và ớn lạnh; Đau họng và sưng hạch ở cổ hoặc nách; Đau cơ và khớp nhưng không sưng; Nhức đầu; Ngủ dậy nhưng không cảm thấy sảng khoái; Cảm giác giống như bạn đang ở trong một màn sương mù và không thể tập trung trí nhớ; Thay đổi tâm trạng.
Nguyên nhân CFS?
Nguyên nhân của CFS không rõ, có thể do nhiễm virut hoặc một phản ứng của hệ miễn dịch. Yếu tố nguy cơ bao gồm căng thẳng cực độ hoặc lo âu, bệnh cúm và thói quen ăn uống nghèo. Trầm cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và làm cho bệnh kéo dài hơn.
Đối với bệnh nhân CFS, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị các triệu chứng, hoặc thảo dược, vitamin, hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục thường xuyên. Sau một thời gian điều trị, bệnh sẽ được cải thiện.
Điều trị CFS
CFS có liên quan với stress. Nghiên cứu cho thấy rằng sự hỗ trợ tâm lý, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, có thể giúp giảm các triệu chứng của CFS.
Thuốc chống trầm cảm: Ngoài việc làm giảm trầm cảm, các thuốc này có thể làm giảm mệt mỏi và căng thẳng cơ bắp và cải thiện giấc ngủ.
Thuốc kháng histamine: Giảm các triệu chứng dị ứng. Các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ và đau đầu.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau. Tác dụng phụ có thể bao gồm viêm loét dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống và lối sống
Chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các loại thảo mộc và bổ sung các vi chất có thể giúp giảm các triệu chứng suy nhược và cải thiện năng lượng tổng thể. Tránh các loại thực phẩm tinh chế, đường, cà phê, rượu và chất béo bão hòa. Ăn rau tươi, các loại đậu, ngũ cốc, protein và các acid béo có trong các loại hạt, hạt giống và cá nước ngọt. Ngoài ra có thể bổ các chất sau để giảm các triệu chứng của CFS (nên hỏi ý kiến bác sĩ):
- Magnesium (300 - 1.000 mg/ ngày) có thể giúp giảm mệt mỏi, nhưng quá nhiều sẽ gây tiêu chảy;
- Acid béo có trong dầu cá (1.000 mg x 3 lần/ ngày trong bữa ăn) và dầu hoa anh thảo (3.000 - 6.000mg/ ngày).
- NADH, một chất hóa học tự nhiên có liên quan đến sản xuất năng lượng trong cơ thể (5-20 mg mỗi ngày).
- DHEA - một hormon được cơ thể sản xuất, có thể cải thiện mức độ năng lượng (50 - 200 mg mỗi ngày). Dùng phải có chỉ định của bác sĩ.
- Vitamin B12 (2.500 - 5.000 mcg/ mỗi 2-3 ngày trong vài tuần.
- Beta-carotene (50.000 IU/ ngày) để tăng cường chức năng miễn dịch.
- Vitamin D (600 - 1.000 IU/ ngày). Mặc dù vitamin D không phải thuốc đặc trị CFS, nhưng thiếu vitamin D có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
- Các loại thảo mộc: nhân sâm (Panax ginseng) giúp cải thiện năng lượng (100 - 300 mg x 2 lần/ ngày); Echinacea có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch (200 mg x 2 lần/ ngày); tinh dầu hoa nhài, bạc hà, cây hương thảo giúp giảm căng thẳng.
Châm cứu: thường dùng trong bệnh trầm cảm, nhức đầu và hội chứng ruột kích thích. Một số bằng chứng cho thấy châm cứu làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể giúp người bị CFS có giấc ngủ ngon hơn.
Xoa bóp: Massage trị liệu có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến stress, cải thiện lưu thông và làm tăng cảm giác hạnh phúc.
Tập thể dục thường xuyên: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chương trình tập thể dục thích hợp. Nghiên cứu cho thấy, người bị CFS thường xuyên tập thể dục có ít triệu chứng hơn so với những người không tập thể dục.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng của CFS tồi tệ hơn. Thiền định, yoga hoặc thở sâu giúp thư giãn.
The hội thảo về hội chứng mệt mỏi ở người cao tuổi do Viện Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ (NIA) tổ chức, tỷ lệ mệt mỏi trong các nghiên cứu được công bố khoảng từ 5% đến gần 50%, nữ gấp hơn 1,2 - 2,3 lần so với nam giới. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi mãn tính.
Trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu gây Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) ở người cao tuổi
Người mắc CFS có biểu hiện gì?
Những người bị CFS thường cảm thấy mệt mỏi, không thể làm được các hoạt động bình thường hàng ngày, ngay cả khi nghỉ ngơi nhiều hơn. Phụ nữ mắc gấp đôi nam giới, hay gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể kéo dài một tháng, một vài năm, hoặc nhiều năm. Đôi khi các triệu chứng có thể đến và đi một cách tự nhiên.
Người bệnh thường có các dấu hiệu: mệt mỏi nghiêm trọng xảy ra đột ngột, đặc biệt là sau khi bị cúm; Sốt nhẹ và ớn lạnh; Đau họng và sưng hạch ở cổ hoặc nách; Đau cơ và khớp nhưng không sưng; Nhức đầu; Ngủ dậy nhưng không cảm thấy sảng khoái; Cảm giác giống như bạn đang ở trong một màn sương mù và không thể tập trung trí nhớ; Thay đổi tâm trạng.
Nguyên nhân CFS?
Nguyên nhân của CFS không rõ, có thể do nhiễm virut hoặc một phản ứng của hệ miễn dịch. Yếu tố nguy cơ bao gồm căng thẳng cực độ hoặc lo âu, bệnh cúm và thói quen ăn uống nghèo. Trầm cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và làm cho bệnh kéo dài hơn.
Thường xuyên ăn rau quả tươi, ngũ cốc và các loại hạt, cá nước ngọt giúp giảm mệt mỏi, cải thiện năng lượng tổng thể
Đối với bệnh nhân CFS, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị các triệu chứng, hoặc thảo dược, vitamin, hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục thường xuyên. Sau một thời gian điều trị, bệnh sẽ được cải thiện.
Điều trị CFS
CFS có liên quan với stress. Nghiên cứu cho thấy rằng sự hỗ trợ tâm lý, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, có thể giúp giảm các triệu chứng của CFS.
Ngồi thiền, tâp yoga làm giúp thư giãn, làm giảm triệu chứng của CFS
Mặc dù không có thuốc chữa bệnh đặc hiệu, người bệnh có thể được điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc giảm đau, chống viêm giúp giãn cơ bắp và giảm đau khớp.
Thuốc chống trầm cảm: Ngoài việc làm giảm trầm cảm, các thuốc này có thể làm giảm mệt mỏi và căng thẳng cơ bắp và cải thiện giấc ngủ.
Thuốc kháng histamine: Giảm các triệu chứng dị ứng. Các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ và đau đầu.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau. Tác dụng phụ có thể bao gồm viêm loét dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống và lối sống
Chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các loại thảo mộc và bổ sung các vi chất có thể giúp giảm các triệu chứng suy nhược và cải thiện năng lượng tổng thể. Tránh các loại thực phẩm tinh chế, đường, cà phê, rượu và chất béo bão hòa. Ăn rau tươi, các loại đậu, ngũ cốc, protein và các acid béo có trong các loại hạt, hạt giống và cá nước ngọt. Ngoài ra có thể bổ các chất sau để giảm các triệu chứng của CFS (nên hỏi ý kiến bác sĩ):
- Magnesium (300 - 1.000 mg/ ngày) có thể giúp giảm mệt mỏi, nhưng quá nhiều sẽ gây tiêu chảy;
- Acid béo có trong dầu cá (1.000 mg x 3 lần/ ngày trong bữa ăn) và dầu hoa anh thảo (3.000 - 6.000mg/ ngày).
- NADH, một chất hóa học tự nhiên có liên quan đến sản xuất năng lượng trong cơ thể (5-20 mg mỗi ngày).
- DHEA - một hormon được cơ thể sản xuất, có thể cải thiện mức độ năng lượng (50 - 200 mg mỗi ngày). Dùng phải có chỉ định của bác sĩ.
- Vitamin B12 (2.500 - 5.000 mcg/ mỗi 2-3 ngày trong vài tuần.
- Beta-carotene (50.000 IU/ ngày) để tăng cường chức năng miễn dịch.
- Vitamin D (600 - 1.000 IU/ ngày). Mặc dù vitamin D không phải thuốc đặc trị CFS, nhưng thiếu vitamin D có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
- Các loại thảo mộc: nhân sâm (Panax ginseng) giúp cải thiện năng lượng (100 - 300 mg x 2 lần/ ngày); Echinacea có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch (200 mg x 2 lần/ ngày); tinh dầu hoa nhài, bạc hà, cây hương thảo giúp giảm căng thẳng.
Xoa bóp châm cứu làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể giúp người bị CFS có giấc ngủ ngon hơn
Châm cứu: thường dùng trong bệnh trầm cảm, nhức đầu và hội chứng ruột kích thích. Một số bằng chứng cho thấy châm cứu làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể giúp người bị CFS có giấc ngủ ngon hơn.
Xoa bóp: Massage trị liệu có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến stress, cải thiện lưu thông và làm tăng cảm giác hạnh phúc.
Tập thể dục thường xuyên: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chương trình tập thể dục thích hợp. Nghiên cứu cho thấy, người bị CFS thường xuyên tập thể dục có ít triệu chứng hơn so với những người không tập thể dục.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng của CFS tồi tệ hơn. Thiền định, yoga hoặc thở sâu giúp thư giãn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Thực trạng phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi ở Bình Dương bị tố 'vẽ bệnh moi tiền'
Theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ, pv cho biết đã có ...XEM THÊM -
Herbalife Nutrition: Công Bố Báo Cáo Phát Triển Bền Vững Toàn Cầu Lần Thứ Hai
Với Báo cáo mới này Herbalife tập trung vào các ca...XEM THÊM -
Kem trị nám Mincy - Derma có thực sự hiệu quả? Giá bao nhiêu tiền?
Mincy - Derma: Thấu hiểu nỗi lòng của chị em Việt...XEM THÊM -
Giảm béo an toàn cùng Mega Grand tại 35 Trần Nhân Tông
Giảm béo là nhu cầu làm đẹp thiết yếu trong xã hội...XEM THÊM -
Ginugold - giải pháp dinh dưỡng cho người cao tuổi
Công nghệ Phytosome đến từ Hoa Kỳ giúp nâng cao hệ...XEM THÊM -
Họp báo ra mắt sự hợp tác giữa Gold Healt và Việt Lê Pharma về cung cấp sản phẩm dược phẩm chính hãng
Ngày 27/4/2023 vừa diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợ...XEM THÊM
-
Phòng khám ChildReh tiên phong trong lĩnh vực phục hồi chức năng trẻ em
Phòng khám ChildReh là phòng khám phục hồi chức năng trẻ em tư nhân duy nhất tại Hà Nội được cấp phép hoạt động của sở Y tế Hà Nội, chuyên khám đánh g...22/03/2023 21:18
-
Kỹ thuật Ridge split trong cấy ghép Implant với trường hợp mất răng cối hàm dưới
Cấy ghép Implant đã trở thành lựa chọn số một cho việc phục hồi lại chức năng ăn nhai của người bị mất răng. Tuy nhiên, để có kết quả implant hiệu quả...26/12/2022 14:53
-
CHU KỲ KINH BẤT THƯỜNG – NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI
SỨC KHỎE SINH SẢN là rất quan trọng đặc biệt là chị em phụ nữ. Trong xã hội 4.0 ai cũng có thể theo dõi sức khỏe cho mình, nếu có thầy thuốc tư vấn th...19/12/2022 15:07
-
Thạch Collagen Uglychic gây sốt tại Hàn Quốc đã có mặt ở Việt Nam: không chỉ ngon mà còn cực hiệu quả
Uglychic – thạch collagen đang gây bão trong cộng đồng làm đẹp ở Hàn Quốc đã chính thức có mặt ở Việt Nam và khiến chị em “điên đảo”, nhận về cực kì n...17/12/2022 09:02
-
Trẻ con không chờ đợi bố mẹ có thời gian thì mới lớn khôn
Vì miếng cơm manh áo, cha mẹ lao vào cuộc sống kiếm tiền mà quên đi việc dành thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Không ít người chẹp miệng nay bậ...29/06/2022 15:25
- Thực trạng phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi ở Bình Dương bị tố 'vẽ bệnh moi tiền'
- Herbalife Nutrition: Công Bố Báo Cáo Phát Triển Bền Vững Toàn Cầu Lần Thứ Hai
- Kem trị nám Mincy - Derma có thực sự hiệu quả? Giá bao nhiêu tiền?
- Giảm béo an toàn cùng Mega Grand tại 35 Trần Nhân Tông
- Ginugold - giải pháp dinh dưỡng cho người cao tuổi
- Họp báo ra mắt sự hợp tác giữa Gold Healt và Việt Lê Pharma về cung cấp sản phẩm dược phẩm chính hãng
- Phòng khám ChildReh tiên phong trong lĩnh vực phục hồi chức năng trẻ em
- Kỹ thuật Ridge split trong cấy ghép Implant với trường hợp mất răng cối hàm dưới
- CHU KỲ KINH BẤT THƯỜNG – NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI
- Thạch Collagen Uglychic gây sốt tại Hàn Quốc đã có mặt ở Việt Nam: không chỉ ngon mà còn cực hiệu quả