DÒNG SỰ KIỆN. * Chống rét* Các bệnh thường gặp* Hiến máu 2018

Gout (thống phong) - Bệnh của các ông "vua"

khoe24h
29/01/2018 15:32
Bệnh Gout đã được y học biết đến từ thời cổ đại. Thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, HYPOCRATES đã mô tả bệnh Gout và gọi bệnh này là bệnh của các ông vua (The Disease of the Kings).

Bởi vì ông nhận thấy bệnh này chỉ xuất hiện ở trong giới vua chúa thời bấy giờ. Căn bệnh xuất hiện dột ngột sau những bữa tiệc linh đình thâu đêm suốt sáng. Vì mức độ dữ dội của cơn đau và không có gì có thể giảm đau nên ông còn gọi đó là Vua của các loại bệnh (The King of the Disease).

bệnh gout, bệnh gout là gì, bệnh gút kiêng gì, bệnh gút và biến chứng, bệnh gout nguyên nhân, bệnh gout acid uric, bệnh gout an gi, bệnh gout ăn được gì, bệnh gout ăn gì tốt, bệnh gout và cách điều trị, bệnh gout và phương pháp điều trị, ăn uống bệnh gout, bệnh gút biểu hiện, bệnh gout chữa thế nào, bệnh gout chế độ ăn uống, ngăn ngừa bệnh gout, cách phòng ngừa bệnh gout, phòng ngừa bệnh gout, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Hình minh họa. (Ảnh internet)

 Những ai dễ mắc bệnh Gout?

Theo mô tả kinh điển, người bệnh Gout là những người đàn ông trung niên quí tộc, dáng mập mạp, phát đau khớp sau các bữa tiệc rượu hoành tráng, đau đến mức độ không đi được và thấy bàn chân sưng to, căng cứng. Như vậy ta thấy rằng bệnh gout gắn liền với rượu và thịt. Ngày nay Vua chúa không còn nhưng "con Trời " (Thiên tử) thì có rất nhiều. Đó chính là các bợm nhậu. Vì thế tỉ lệ bệnh Gout ngày càng tăng cao. Trước đây người bệnh Gout thường trên 40 tuổi. Vài năm trở lại đâytại các phòng khám không hiếm các thanh niên dưới 30 tuổi đã đau khớp, thử máu acid uric tăng. Điều này tương xứng với thực trạng ăn nhậu gia tăng trong xã hội. Ngày xưa nhâu với cóc, ổi, đậu phộng. Nay bia, rượu mạnh các kiểu cùng với hải sản, thịt rừng toàn là các thực phẩm giàu purin. Không chỉ trong nhà hàng, quán nhậu, tiệc tùng mà ngay cả trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình cũng xuất hiện ngày càng nhiều các thực phẩm giàu purin, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh Gout.

Đặc biệt, các nghiên cứu từ Mỹ cho thấy uống bia có tỉ lệ mắc bệnh Gout (49%), cao hơn cả uống rượu mạnh (15%). Ở Việt nam, tình hình nhậu bia xem ra phổ biến còn hơn rượu mạnh, vì ai cũng uống được và có nhiều người còn xem bia là một thức uống bổ dưỡng.

Cách đây 20 năm, tỉ lệ tăng acid uric ở nước ta là khoảng 1 - 2%. Năm 2004 theo một khảo sát của phòng Tư vấn sức khỏe Saigon tiếp thị, có 50 nguời đau khớp thử máu thì 60% có acid uric tăng. Ở Mỹ có khỏang 2 triệu người xác nhận họ mắc bệnh Gout, với tỉ lệ 0,7% trong nam giới, và 0,1% trong nữ giới.

Bệnh Gout là bệnh gì?

Y học hiện đại định nghĩa bệnh Gout là bệnh khớp do rối loạn quá trình chuyển hóa chất purin trong cơ thể (metabolic arthritis).

Nguyên nhân nào gây bệnh Gout?

Trong cơ thể, thức ăn hay tế bào già sẽ bị phân hủy. Nó sẽ phóng thích nhiều chất acid nucleic có trong nhân tế bào. Quá trình chuyển hóa Purin sẽ biến đổi acid nucleic thành acid uric. Một phần acid uric được thận bài tiết ra ngoài. Một phần sẽ được gan chuyển hóa thành urê thải qua nuớc tiểu

Khi hấp thu nhiều thức ăn giàu Purin, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng lên nhưng không bao giờ quá 5.5mg%. Khi gan giảm chức năng biến đổi acid uric thành urê hoặc thận giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu thì hậu quả là nồng độ acid uric sẽ tăng lên vượt quá mức bình thường.

Khi nồng độ acid uric tăng trên 6mg% thì sẽ gây ra hiện tượng lắng đọng muối urat sodium dưới dạng tinh thể trong khớp hay quanh khớp. Cơ thể phản ứng lại với hiện tượng này gây ra tình trạng viêm khớp cấp tính và nếu bệnh kéo dài mãn tính sẽ làm hư khớp, tiêu xương.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Có 3 dạng biểu hiện sau:

Viêm khớp cấp tính: sưng, nóng, đỏ và đặc biệt đau dữ dội ở những khớp đặc hiệu cho Gout như: ngón chân cái, hoặc cổ chân. Một số khác cũng có thể bị đau là khớp gối, khớp khuỷu… Khớp bị đau vàkhông cử động được. Hoàn cảnh xuất hiện hầu như giống nhau là sau một bữa ăn nhiều thịt, uống rượu bia, hoặc sau một chấn thương nhẹ vùng khớp đau. Tuy nhiên cũng có lúc khởi phát đột ngột, không có một gợi ý đặc hiệu gì cả. Cơn đau khớp có thể tự hết mà không cần điều trị gì đặc hiệu.

Viêm khớp mãn tính:sau lần đau khớp đầu tiên, các cơn đau khớp sẽ tái phát cách quãng và có thể xuất hiện ở vị trí khớp khác. Dần dần khớp xương sẽ bị phá hủy và thấy được trên phim Xquang hình ảnh hư khớp, hủy xương.

Tophi:trên người bệnh Gout mãn tính có thể xuất hiện các khối u mềm chứa tinh thể muối urat. Nó không đau, nhưng có thể gây khó chịu do choán chỗ. Nếu bị nhiễm trùng thì sẽ gây đau nhức và vỡ ra da tạo ổ loét lâu lành.

bệnh gout, bệnh gout là gì, bệnh gút kiêng gì, bệnh gút và biến chứng, bệnh gout nguyên nhân, bệnh gout acid uric, bệnh gout an gi, bệnh gout ăn được gì, bệnh gout ăn gì tốt, bệnh gout và cách điều trị, bệnh gout và phương pháp điều trị, ăn uống bệnh gout, bệnh gút biểu hiện, bệnh gout chữa thế nào, bệnh gout chế độ ăn uống, ngăn ngừa bệnh gout, cách phòng ngừa bệnh gout, phòng ngừa bệnh gout, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Mắc bệnh gout khiến nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ tăng lên. (Ảnh internet)

Bệnh Gout có biến chứng nguy hiểm gì không?

Trong giai đoạn đầu của bệnh không có biến chứng gì nguy hiểm ngoại trừ cơn đau khớp cấp tính gây đau đớn và lo lắng.

Khi bệnh trở nên mãn tính thì Gout có 3biến chứng nặng:

- Hư khớp gối, cổ chân và ngón chân

- Sỏi thận dẫn đến suy thận

- U tophi dẫn đến những ổ lóet nhiễm trùng lâu lành.

Bên cạnh đó, bệnh Gout phản ánh tình trạng suy yếu chức năng gan và thận. Vì thế các bệnh lý của gan và thận sẽ bộc phát gây nhiều biến chứng nặng nề hơn. Người ta thấy Gout thường đi kèm cùng các bệnh lý khác như béo phì, thiếu máu, ung thư, tăng cholesterol, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, ngộ độc chì… Do đó, nó sẽ làm các bệnh lý này trầm trọng hơn.

Làm sao điều trịbệnh Gout ?

Một số lưu ýkhi dùng thuốc trong bệnhgout:

Thông thường người ta uống Allopurinol để làm giảm nồng độ acid uric. Tuy nhiên không được uống Allopurinol trong cơn Gout cấp vì nó có thể gây đau nhiều hơn hay đau nhức tăng trở lại. Chỉ uống Allopurinol khi cơn đau khớp đã chấm dứt.

Chống đau khớp bằng thuốc kháng viêm

Không nên uống một số loại thuốc như Aspirin, lợi tiểu Thiazide, Sodium Bicarbonat vì nó có thể là khởi phát cơn đau khớp cấp ở người bệnh Gout.

bệnh gout, bệnh gout là gì, bệnh gút kiêng gì, bệnh gút và biến chứng, bệnh gout nguyên nhân, bệnh gout acid uric, bệnh gout an gi, bệnh gout ăn được gì, bệnh gout ăn gì tốt, bệnh gout và cách điều trị, bệnh gout và phương pháp điều trị, ăn uống bệnh gout, bệnh gút biểu hiện, bệnh gout chữa thế nào, bệnh gout chế độ ăn uống, ngăn ngừa bệnh gout, cách phòng ngừa bệnh gout, phòng ngừa bệnh gout, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Các loại thực phẩm người bệnh gout nên kiêng. (Ảnh internet)

 Chế độ ăn:

Uống nhiều nước sẽ giúp sự bài tiết muối urate.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai được xem là thực phẩm nghèo purin. Trong cơ thể, chính purin sẽ tạo ra acid uric vì thế ăn nhiều thực phẩm nghèo purin sẽ giúp làm giảm acid uric máu.

Kiêng các loại thức ăn giàu purin nguồn gốc động vật như thịt đỏ, phủ tạng, hải sản, nguồn gốc thực vật như các loại đậu để giới hạn tối đa lượng purin đưa vào cơ thể.

Không uống các loại ruợu bia vì nó làm suy giảm chức năng gan, hư các men chuyển hóa acid uric thành urê. Rượu bia cùng là một trong các yếu tố phát sinh cơn Gout cấp.

Kiêng ăn chất béo vì ở những người béo phì, luợng mỡ trong máu tăng sẽ làm giảm sự chuyển hóa của acid uric thành urê cũng như giảm acid uric thải qua đường tiểu.

Bệnh Gout có phòng ngừa được không?

Chế độ ăn ít thịt nhiều rau, không uống rượu bia sẽ giúp thăng bằng nồng độ acid uric trong máu, như vậy sẽ phòng tránh được căn bệnh Gout.

Với người bệnh Gout, để ngăn ngừa các cơn đau khớp kịch phát, cần phải kiểm soát nồng độ acid uric máu luôn trong giới hạn bình thường bằng cách giữ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và thuốc Allopurinol.

BS.  Huỳnh Bá Lĩnh
BV  Chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Tạp chí Sức Khỏe

 BS.  Huỳnh Bá Lĩnh
BV  Chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Tạp chí Sức Khỏe

TAG: gout